xem chi tiết - UBND huyện Phụng Hiệp

 

Đào tạo và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Ngày 29-12-2023

Trong xây dựng nông thôn mới, một trong những biện pháp giúp tăng thu nhập bền vững cho người dân là nâng cao tay nghề cho lao động nông thôn, từ sự chung tay của các ngành chức năng trong việc đào tạo nghề, thu hút doanh nghiệp đầu tư, phát triển làng nghề đã tạo việc làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho lao động nông thôn. Đây chính là tiền đề quan trọng về tiêu chí tăng thu nhập, giảm hộ nghèo trên địa bàn huyện.

Từ định hướng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, công tác đào tạo nghề được định hướng thường xuyên, định kỳ trên địa bàn huyện cùng với đó là giải quyết việc làm sau các khóa đào tạo, đã thật sự tạo hiệu quả tích cực trong giải quyết việc làm, nhất là các lĩnh vực thủ công mỹ nghệ, tiểu thủ công nghiệp như đna đát, may công nghiệp, xây dựng…giúp các địa phương giải quyết bài toán nâng cao thu nhập cho lao động nông thôn. Giải quyết việc là được xác định là nhiệm vụ trọng tâm để xác định là nhiệm vụ trọng tâm, góp phần hỗ trợ người lao động, nâng cao tay nghề, thu nhập, từng bước cải thiện cuộc sống, đào tạo nghề được gắn với nhu cầu thị trường lao động. Chính vì vậy, việc giải quyết việc làm cho người lao động nông thôn đã phát huy được hiệu quả, ông Nguyễn Văn Tính, Phó Trưởng phòng LĐ-TBXH huyện Phụng Hiệp cho biết: "Bên cạnh việc tổ chức các lớp dạy nghề, hỗ trợ giải quyết việc làm, tạo việc làm ổn định cho người lao động sau học nghề, phòng đã phối hợp với các sở giáo dục nghề nghiệp và các ban ngành, đoàn thể, xác định các phương án tự tạo việc làm tại chổ hoặc phối hợp các các doanh nghiệp để tuyển dụng lao động, bao tiêu sản phẩm cho người lao động. Nhờ vậy, thời gian qua có gần 80% lao động sau học nghề tìm kiếm được việc làm, cải thiện thu nhập gia đình"

 Đan đát là trong những nghề thủ công mỹ nghệ phổ biến tại nhiều địa phương trong huyện, giúp cho nhiều lao động nhàn rỗi có việc làm tăng thêm thu nhập. Như chị Đoàn Thị Thơ, ấp Thạnh Mỹ B, xã Bình Thành. Nhà ở nông thôn nên vừa chăm sóc nhà cửa, giữ con nhỏ vừa có thu nhập là rất khó khăn. Cách đây 2 năm chị đăng ký tham gia lớp đào tạo nghề cho lao động nông thôn do xã tổ chức, nên giờ đây mỗi tháng chị cũng có nguồn thu nhập từ 3-4 triệu đồng, từ việc gia công giỏ xách, sọt, thảm … cộng với tiền làm thuê của chồng chị, nên việc chi tiêu cho 2 đứa con cũng được thoải mái hơn, gia đình chị dần có cuộc sống ổn định. Theo chị Thơ, ở nông thôn làm nghề này không đòi hỏi về học vấn, sức khỏe, độ tuổi nên người lao động như chị có thể tận dụng thời gian nhàn rỗi, nhưng cũng giúp gia đình tăng thêm nguồn thu nhập ổn định chi tiêu hàng tháng, chị Thơ cho biết: "Em có con nhỏ không đi làm gì được, rồi bên xã có dạy lớp đan thảm rồi em xin đi học, đi học để có thu nhập thêm giúp cho gia đình, mỗi ngày nếu mà không bận gì hết cũng làm được mười mấy 20 kg dây, giờ có thu nhập hàng ngày gia đình em cũng đỡ lắm"

Nhờ được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội, chị Nguyễn Thị Kim Liễu, ấp Cầu Xáng, xã Tân Bình, được vay với số tiền 50 triệu đồng, để mua 05 máy may công nghiệp, sau khi nhận được đơn đặt hàng, chị đã tập hợp chị em gần nhà biết cách may công nghiệp, đến cơ sở chị may gia công, và được trả lương theo sản phẩm. Từ đó chị mở rộng thêm đến nay cơ sở chị có hơn 10 người gia công, tháng nào hàng ít, tùy vào hàng ít hay nhiều, trung bình mỗi chị cũng kiếm được 4 - 6 triệu đồng. Cơ sở may của chị Liễu không chỉ, phát triển kinh tế gia đình, mà còn giúp cho chị em phụ nữ ở nông thôn tăng thêm thu nhập và có việc làm ổn định tại địa phương, chị liễu cho biết: "ở đây mấy chị em phụ nữ cùng chung nhau để mà làm, lương cơ bản thì cũng năm 5-6 triệu, nếu mà ái giỏi thì tay nghề cũng hơn, chị em không có tya nghề thì tôi cũng hỗ trợ để biết sử dụng máy, ai thích làm cho tôi thì làm không thì vô công ty, xí nghiệp làm"

Tính riêng trong năm 2023, đến nay huyện đã khai giảng 19 dạy nghề cho lao động nông thôn, giúp cho trên 400 lao động có việc làm sau đào tạo, giải quyết việc làm thường xuyên cho trên 2.300 lao động. Công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện Phụng Hiệp trở thành một trong những yếu tố nền tảng, giúp các địa phương thực hiện tốt việc chuyển dịch cơ cấu lao động, tạo công ăn việc làm cho lao động nông thôn, góp phần cải thiện đời sống cho người dân ở nông thôn./.

T/h Hồng Yến 


Tin cùng chuyên mục



Đang online: 5
Hôm nay: 2673
Đã truy cập: 693737
Bạn chưa có đủ quyền truy nhập portlet này.