Đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động là hoạt động góp phần cho công tác giảm nghèo bền vững. Chính vì thế thời gian qua huyện Phụng Hiệp đã triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện có hiệu quả các mặt công tác này. Đặc biệt huyện đã tập trung đẩy mạnh công tác xuất khẩu lao động để cải thiện đời sống của người dân ở nông thôn.
Ảnh Tuyên truyền về XKLĐ được các cấp, các ngành và địa phương đẩy mạnh
Năm 2019, được sự vận động của chính quyền địa phương ông Hà Tấn Lực ở xã Bình Thành huyện Phụng Hiệp đã mạnh dạn cho con là Hà Phương Tâm đi xuất khẩu lao động sang nhật với công việc làm giầy dép, mức lương 28 triệu đồng mỗi tháng. Kết thúc 3 năm hợp đồng làm việc trở về với số tiền dư hơn 500 triệu động, con ông Lực về mua đất, cất nhà và mở cửa hàng kinh doanh mỹ phẩm tại địa phương. Từ đó kinh tế gia đình cũng đi lên.
Ông Lực cho biết: “Qua đó làm thì công việc cũng khỏe, nếu mình chịu làm thêm thì có nhiều tiên, còn con tôi không làm thêm tháng lương cũng 28 triệu mỗi tháng. Tính rađi ba năm về cũng dư được 700-800 triệu đồng, có tiền mua nhà, mua đất, mua nhiều thứ nửa, nếu ở đây làm là không mua được đâu.”
Trước đây khi nói đến xuất khẩu lao động (hay đi làm ở nước ngoài) phần lớn người dân còn ngán ngại. Nhiều bật cha mẹ lo lắng con cái của mình đi làm xa ở xứ người không biết đời sống ra sao. Chưa kể việc đối ứng số tiền làm hồ sơ ban đầu cũng là một rào cảng lớn đối với các gia đình có thu nhập trung bình. Tuy nhiên vài năm trở lại đây, Hậu Giang đã ký kết hợp tác với các nước như: Hàn quốc, Nhật Bản, đặt hàng lao động với công việc và mức lương phù hợp với tay nghề. Đồng thời hệ thống ngân hàng chính sách xã hội trong tỉnh cũng cho vay ưu đải tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có đi làm ở nước ngoài.
Công việc phù hợp, thu nhập cao, đời sống được cải thiện đã thu hút nhiều lao động đi xuất khẩu. Người đi trước sẽ chỉ bảo người đi sau chính vì thế mà ấp Thạnh Mỹ B, xã Bình Thành đã có 15 trường hợp xuất khẩu lao động sang Nhật. Sau khi kết thúc hợp đồng làm việc, đa phần bà con đều có dư từ 400-500 triệu đồng, trở về địa phương có nguồn vốn để phát triển kinh tế. Ông Phạm Văn Bảy, Bí thư kiêm trưởng ấp Thạnh Mỹ B xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp cho biết: “Thời gian qua bà con đăng ký xuất khẩu lao động sang Nhật rất nhiều, những bà con đi trước về hiệu quả nên chỉ bảo cho người đi sau. Năm nay ấp cũng có 6 trường hợp đăng ký đi lao động ở Nhật. Nói chung do đồng tiền bên Nhật có giá trị cao nên khi bà con đi làm bên đó tiết kiệm thì về đây cũng dư nhiều.”
Theo phòng lao động và thương binh và xã hội năm 2023 huyện Phụng Hiệp được tỉnh gia chỉ tiêu xuất khẩu 131 lao động đi các nước như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Tính đến tháng 6 toàn huyện đã đưa 53 lao động đi làm việc có thời hạn ở các nước nêu trên.
Nguyễn Văn Tính, Phó Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Phụng Hiệp cho biết: “ Thời gian qua Ngành đã phối hợp với nhiều kênh để tuyên truyền về công tác xuất khẩu lao động, như: trên hệ thống truyền thanh, trên các bảng tin đặt tại trụ sở UBND xã, phát tài liệu, tờ rơi; đồng thời phối các ngành, đoàn thể của địa phương tổ chức sàn giao dịch việc làm cho người lao động có nhu cầu. Qua đó, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về xuất khẩu lao động, đồng thời giúp người lao động nắm được các chủ chương, chính sách của Nhà nước, chính sách hỗ trợ của tỉnh về xuất khẩu lao động.”
Xuất khẩu lao động đang là chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước nói chung và tỉnh Hậu Giang nói riêng nhằm giải quyết việc làm, tăng nguồn thu nhập cho gia đình và địa phương, đây được xem như một giải pháp hiệu quả, một hướng đột phá trong công tác giải quyết việc làm, tăng thu nhập, góp phần giảm nghèo bền vững ở địa phương./.
Duy Khánh